5 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe và các món ăn ngon

5 tac dung cua dau bap doi voi suc khoe va cac mon an ngon tu dau bap 5 800x494 1

Đậu bắp được truyền tai là loại thực phẩm tốt cho xương khớp và có lợi cho hệ tiêu hóa vì nhờ chất nhầy vốn có trong đậu bắp, thực sự đúng như vậy? Hãy cùng THIÊN AN tìm hiểu rõ hơn về 5 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe và các món ăn ngon từ đậu bắp ra sao nhé!


Mục lục

Đặc điểm của đậu bắp

Đậu bắp, tên gọi khoa học là Abelmoschus esculentus, thường được gọi với nhiều tên khác như bắp còi, mướp tây hoặc gôm.

Dù chưa có tài liệu nào ghi chép cụ thể nhưng người ta cho rằng: đậu bắp có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia. Đậu bắp được phổ biến từ bán đảo Ả Rập, cho đến vùng ven Địa Trung Hải rồi trải rộng về phía đông. Sau đó, nó được các con tàu chuyên chở buôn bán nô lệ, xuyên Đại Tây Dương để đưa tới châu Mỹ vào khoảng năm 1650, phổ biến ở đông nam Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 18 và miền nam Hoa Kỳ vào những năm 1800.

 

 

Đậu bắp là loại thực vật có khả năng chịu khô hạn và sống tốt được trong môi trường khí hậu nóng, thậm chí là đất nghèo chất dinh dưỡng. Đây là loại cây sống một năm hoặc nhiều năm và có chiều cao lên đến 2.5m, có thể được trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

Lá đậu bắp rộng và dài khoảng 10 – 20cm, xẻ thùy chân vịt. Hoa có đường kính 4 – 8cm, màu trắng hoặc vàng với số lượng 5 cánh hoa. Quả đậu bắp có hình dạng quả nang, dài tới 20cm, chứa nhiều nhớt bên trong và nhiều hạt.

Người ta chế biến lá non của cây đậu bắp như lá non của cây củ cải đường hoặc bồ công anh, có thể ăn sống hoặc làm món salad. Đậu bắp được chế biến cho nhiều món ăn ngon, như luộc chấm món kho, nấu súp, món xào. Hạt đậu bắp còn có thể đem rang và xay như cà phê loại không caffeine vậy. Thậm chí, bạn có thể tìm thấy dầu đậu bắp được sản xuất bằng cách ép hạt đậu bắp, có màu vàng lục và hương vị dễ chịu.

 

 

Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất đạm, vitamin C và vitamin K. Cứ mỗi 100gr đậu bắp sống chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 33kcal
  • Nước: 89.85gr
  • Carbohydrate: 7.45gr
  • Chất đạm: 1.93gr
  • Chất béo: 0.19gr
  • Chất xơ: 3.2gr
  • Vitamin C: 23mg
  • Vitamin B: 0.2mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 1mg vitamin B3,…
  • Vitamin A: 716 IU
  • Vitamin E: 0.27mg
  • Vitamin K: 31.3 micro gram

Ngoài ra, đâu bắp còn cung cấp nhiều chất khoáng khác như: 82mg canxi, 0.62mg sắt, 61mg phốt pho, 299mg kali,…

 

 

Tác dụng của đậu bắp

Giàu chất chống oxy hóa

Đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa, gồm nhóm flavonoid và isoquercetin hoạt động như vitamin A và C, có khả năng phòng chống mắc bệnh mãn tính, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Chất chống oxy hóa được biết đến là những hợp chất chứa trong thực phẩm, có thể chống lại sự gây hại của các phân tử – gọi là gốc tự do.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu polyphenol còn góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch khi có khả năng làm giảm nguy cơ hiện tượng đông máu và sự tổn thương do quá trình oxy hóa diễn ra. Ngoài ra, polyphenol còn có tác dụng đối với sức khỏe não bộ vì có khả năng bảo vệ não chống lại chứng viêmsự lão hóa và cải thiện tình trạng nhận thức cũng như trí nhớ.

 

 

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hàm lượng cholesterol cao dễ gây ra bệnh tim mạch, nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy: đậu bắp có chứa chất nhầy, nó có thể liên kết với cholesterol trong ruột và thải ra ngoài cơ thể theo phân, nhờ đó làm giảm được lượng cholesterol trong máu.

Hơn thế nữa, trong một nghiên cứu kéo dài 4 năm, diễn ra trên 1100 người cho thấy: nhờ hợp chất polyphenol trong đậu bắp mà những người áp dụng chế độ ăn giàu polyphenol đều có dấu hiệu giảm viêm liên quan đến bệnh tim thấp hơn.

 

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Trong đậu bắp còn chứa một loại protein gọi là lectin, đây là hợp chất có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người đã và đang được nghiên cứu hiện nay. Chẳng hạn:

Nghiên cứu trong ống nghiệm trên tế bào ung thư vú cho thấy hợp chất lectin trong đậu bắp có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư lên đến 63%.

Nghiên cứu khác trong ống nghiệm nhưng trên tế bào u ác tính, người ta phát hiện rằng: chiết xuất từ đậu bắp có thể tiêu hủy tế bào ung thư trên cơ thể chuột.

 

 

Giảm lượng đường trong máu

Việc duy trì hàm lượng đường trong máu rất quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được tình trạng máu tăng cao – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm nặng tình trạng bệnh tiểu đường loại 2.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên cơ thể động vật, kết quả cho thấy: việc ăn đậu bắp hoặc sử dụng chiết xuất từ đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thậm chí, đậu bắp còn làm giảm sự hấp thụ của đường diễn ra trong hệ tiêu hóa, góp phần làm cho đường huyết cơ thể được ổn định hơn.

Tuy nhiên, việc dùng đậu bắp dường như không được khuyến khích dùng cho những người đang uống thuốc chữa bệnh tiểu đường vì đậu bắp có thể làm giảm tác dụng của metformin có trong thuốc.

 

 

Hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ mang thai

Folate, hay còn gọi là vitamin B9, được xem là một dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vì nó làm giảm nguy cơ xảy ra tình trạng khuyết tật ống thần kinh, ảnh hưởng sự phát triển của não và cột sống của thai nhi. Việc ăn đậu bắp, cứ mỗi 100gr thì cung cấp đến 15% nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Chẳng hạn, phụ nữ mang thai được khuyến khích nên tiêu thụ 400mcg folate mỗi ngày, còn phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh thì chỉ cần 245mcg folate mỗi ngày.

 

 

Các món ăn hấp dẫn từ đậu bắp

Đậu bắp rất dễ ăn và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn mà bạn có thể thay đổi làm cho bữa ăn trở nên phong phú hơn, như:

Canh đậu bắp

Đậu bắp còn trở thành nguyên liệu dùng để nấu món canh ngon như canh đậu bắp nhồi chả cá thác lác, canh đậu bắp nấm và canh đậu bắp thịt viên. Nước canh ngọt đậm đà từ rau củ hoặc từ xương hầm, kèm với vị giòn sựt của đậu bắp cũng như kết hợp với nhiều loại rau củ khác, làm cho món canh thêm phần dinh dưỡng trong bữa cơm hằng ngày.

 

 

Đậu bắp xào

Bạn có thể xào đậu bắp với trứng, chao, cà chua, tôm hoặc với thịt bò cũng rất hấp dẫn cho bữa cơm hằng ngày của gia đình. Đậu bắp nhìn xanh mơn mởn, vị ngọt giòn tự nhiên kèm theo vị béo của trứng, béo mặn của chao hoặc dai giòn của thịt tôm, ắt hẳn là món xào dễ ăn và có giá trị dinh dưỡng cao.

 

 

Thịt heo cuốn đậu bắp

Lớp thịt heo bọc phía ngoài được chiên cháy xém, có màu nâu mật ong trông rất hấp dẫn. Bên trong là đậu bắp giòn ngọt hòa lẫn với nước sốt mặn ngọt, khiến bạn khó cưỡng lại nỗi món thịt heo cuốn đậu bắp. Bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với cơm đều được.

 

 

» Xem thêm:

Như vậy, THIÊN AN đã chia sẻ xong cho bạn về 5 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe và các món ăn ngon từ đậu bắp rồi đấy! Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

 

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: Wikipedia và Healthline.

5 thoughts on “5 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe và các món ăn ngon

  1. Pingback: Ăn chay là gì? Lợi ích của việc ăn chay khiến bạn bất ngờ

  2. Pingback: Đường tinh luyện là gì? Tác hại của đường tinh luyện đối với sức khỏe

  3. Pingback: Tác dụng của rau cần tây và các món ăn từ rau cần tây

  4. Pingback: Vitamin B2 là gì? Công dụng và các thực phẩm giàu vitamin B2

  5. Pingback: Tổng hợp 10 thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể trước dịch bệnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938003767
Nhắn tin qua Facebook Zalo:0938003767