Trái cây là một trong những loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Chúng được ưa chuộng không chỉ vì giàu chất dinh dưỡng mà còn vì sự đa dạng về chủng loại, hương vị và màu sắc. Cùng Thiên An tìm hiểu cách ăn trái cây an toàn và hấp thu đầy đủ dưỡng chất nhé!
» Xem thêm:
- Ăn gì để sáng mắt? Top 7 thực phẩm giúp mắt sáng ngời bạn cần biết
- 11 thực phẩm tăng chiều cao tự nhiên mà bạn không thể bỏ qua
- Ăn gì tốt cho tóc? 8 thực phẩm tốt cho tóc bạn nên biết
Mục lục
1. Tác dụng của trái cây
Cung cấp vitamin và khoáng chất
Trái cây là nguồn cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Chúng bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa khác nhau cũng như các hợp chất thực vật.
Vỏ của các loại trái cây thường rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Đây là lý do mà các loại quả mọng cũng như các loại trái cây có thể dùng cả vỏ khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Một đánh giá đã cho thấy, việc tiêu thụ trái cây hàng ngày với một lượng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 7%.
Không những thế, nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng ăn trái cây và rau quả là một trong những “phương thuốc” giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ – hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phương Tây.
Hỗ trợ giảm cân
Như đã nêu trên, trái cây thật sự rất giàu chất xơ và một số khoáng chất khác. Điều này khiến chúng có thể gây ra cảm giác no lâu và hạn chế cảm giác đói của bạn. Chính vì vậy, trái cây có thể giúp bạn duy trì cân nặng một cách lý tưởng.
Ngoài ra, còn có một nghiên cứu thú vị chứng minh cách trái cây có thể góp phần giảm cân bằng một số cách “đặc trưng” của chúng.
2. Cách ăn trái cây đúng cách, khoa học nhất
Đối với trẻ em
Bạn nên khuyến khích trẻ em ăn nhiều trái cây vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không những thế, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động cũng như sự phát triển ở trẻ em.
Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ăn trái cây một cách “vô tội vạ”. Điều này không chỉ giúp trẻ hấp thụ đầy đủ các chất từ trái cây mà còn ngăn ngừa tình trạng táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa nữa đấy.
Đối với những trẻ mới bắt đầu tập ăn thì nên cho bé ăn những loại quả mềm như kiwi, dâu, đu đủ, nho,… Hạn chế cho trẻ ăn những quả có vị chua như cam, bưởi, xoài,… vì dạ dày bé chưa thật sự hoàn thiện về chức năng dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng nước ép trái cây, nhưng cũng cần được pha loãng với tỷ lệ 1 phần nước trái cây trên 10 phần nước lọc. Và tuyệt nhiên, không cho trẻ dùng quá 120ml nước trái cây một ngày.
Đối với người bị bệnh tiểu đường
Tiêu thụ trái cây trước hoặc sau bữa ăn có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Không những thế, thói quen này còn gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh đái tháo đường. Ruột non của những người bị bệnh tiểu đường thường sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng như người bình thường.
Đối với những người mắc tiểu đường loại 2, có thể kết hợp trái cây cùng với một loại thực phẩm hoặc bữa ăn khác sẽ giúp cho đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn.
Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn những loại trái cây có nhiều đường. Nếu bạn quá thèm độ ngọt, bạn có thể ăn trái cây sau bữa chính và không ăn quá một lần một tuần. Bạn nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo.
Đối với người muốn giảm cân
Khoa học vẫn chưa thể chứng minh rằng bạn sẽ tăng cân nếu ăn trái cây sau 2 giờ chiều. Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá ăn trái cây có nhiều đường thì dĩ nhiên, chúng sẽ khiến lượng đường trong máu của cơ thể bạn tăng ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Trên thực tế, việc ăn trái cây vào buổi chiều có thể khiến cơ thể bạn tăng cường sự trao đổi chất và chúng sẽ đốt cháy calo nhiều hơn vào buổi tối khi bạn đi ngủ.
Và một vài nghiên cứu cho thấy rằng, những người ăn nhiều trái cây và rau quả trong suốt cả ngày có xu hướng giảm cân và ít có khả năng tăng cân hơn. Nhưng bạn nên nhớ là phải luôn chọn trái cây tươi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.
3. Thời điểm ăn trái cây tốt nhất
Không ăn trái cây khi bụng đói
Một nghiên cứu ở những người khỏe mạnh cho thấy rằng, chất xơ trong trái cây làm chậm thời gian dạ dày để làm rỗng một nửa chất chứa trong đó từ trung bình 72 phút xuống còn 86 phút.
Điều này khiến thức ăn tồn tại trong dạ dày lâu hơn và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.
Không ăn trái cây trước và sau bữa ăn
Hệ tiêu hóa của bạn sẽ thật sự chuẩn bị sẵn sàng để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ trái cây, cho dù nó được ăn khi đói hay trong bữa ăn.
Ruột non và dạ dày cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các vitamin và khoáng chất mà trái cây cung cấp.
Không ăn trái cây vào buổi chiều
Rất nhiều người cho rằng sự trao đổi chất của bạn chậm lại vào buổi chiều và các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chẳng hạn như trái cây, làm tăng lượng đường trong máu và “đánh thức” hệ tiêu hóa của bạn.
Không cần thiết phải có sự có mặt của trái cây thì hệ tiêu hóa mới hoạt động. Chúng thông minh đến mức, chỉ cần thức ăn chạm vào lưỡi thì chúng đã có thể “tự nhận thức” được trách nhiệm sắp tới của mình.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể biến được thế nào là ăn trái cây đúng cách, an toàn và khoa học nhất. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.
Pingback: Tác dụng của nước chanh đối với sức khỏe và các thức uống từ chanh
Pingback: Tác dụng của nước chanh đối với sức khỏe và các thức uống từ chanh - Công Ty TNHH Giải Pháp Sức Khỏe Thiên An