Mất nước sẽ phá vỡ sự cân bằng của các khoáng chất, muối và lượng đường trong máu. Từ đó, dẫn đến việc cản trở các hoạt động bình thường và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể. Vậy mất nước nguy hiểm như thế nào, nguyên nhân, các biểu hiện ra sao… Bài viết sau đây, Thiên An sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về Nguyên nhân gây mất nước của cơ thể và cách phòng ngừa.
Mục lục
Mất nước là gì?
Hằng ngày, lượng nước trong cơ thể mất qua mồ hôi, nước mắt, nước bọt, hoạt động tiêu tiểu… Bình thường, lượng nước này được bù lại qua đường ăn uống theo thực đơn hằng ngày của mỗi người. Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng quá nhiều, lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày. Khi lượng nước thiếu hụt không được bù vào đầy đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước.
Thiếu nước khiến các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Từ đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể tử vong.
Mất nước biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện của việc mất nước dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác khát và giảm lượng nước tiểu hoặc nước tiểu sậm màu. Màu sắc nước tiểu là dấu hiệu đáng tin cậy. Bình thường nước tiểu vàng trong, khi thiếu nước lượng nước tiểu ít đi và sẫm màu.
Tình trạng mất nước được nhận biết qua những biểu hiện khác nhau theo lứa tuổi.
Ở trẻ em:
- Khô miệng và khô lưỡi.
- Khóc không có nước mắt.
- Tã của trẻ không ướt sau mỗi 3 giờ.
- Mắt trũng, má trũng.
- Trẻ kích thích, nặng hơn có thể lừ đừ.
Ở người lớn:
- Khô miệng.
- Ngủ gà, lơ mơ.
- Yếu cơ.
- Hoa mắt, chóng mặt.
Các triệu chứng nặng : không chảy mồ hôi, mắt trũng, da khô hoặc nhăn nheo, huyết áp thấp, nhịp tim tăng, sốt, mê sảng, mất ý thức.
Nguyên nhân nào khiến cơ thể mất nước?
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước:
Do cung cấp không đủ nước cho cơ thể
- Người không có thói quen uống nước thường xuyên hàng ngày.
- Người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng (như thợ điện, thợ xây dựng, công nhân,…).
- Vận động viên thể thao thường xuyên tập luyện nhiều.
- Người lớn tuổi ăn uống kém khiến cơ thể mất nước trầm trọng.
- Sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng và các thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi, gây ra hiện tượng mất cân bằng nước.
Mất nước do một số bệnh lý thường gặp.
- Tiêu chảy hoặc nôn ói: là hai trường hợp có thể gây ra mất nước nhiều nhất chỉ trong thời gian ngắn. Đặc biệt, Tiêu chảy còn là nguyên nhân gây mất nước dễ dẫn tới tử vong nhất ở trẻ em và người lớn tuổi.
- Sốt: sốt càng cao cơ thể càng nhanh mất nước.
- Đổ mồ hôi quá mức: do các hoạt động thể lực, các hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, thời tiết cũng là nguyên nhân góp phần khiến cho cơ thể mất nước nếu bạn không bổ sung lại một lượng nước thích hợp.
- Tiểu nhiều: là biểu hiện của một bệnh lý. Đó có thể là bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt. Hoặc thuốc cũng có thể gây tiểu nhiều, như thuốc lợi tiểu, một số thuốc hạ áp,
- Người bị thận: người mắc chứng thận yếu, các bênh lý về thận không nên vì sợ tiểu nhiều mả giảm lượng nước uống mỗi ngày. Uống nước quá ít sẽ khiến chức năng hoạt động ở các tế bào bị rối loạn, biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu da bong tróc thành từng mảng, da khô, nứt nẻ môi, chân tay, tóc xơ cứng.
Những ai dễ rơi vào tình trạng này?
Bất kì ai cũng có thể rơi vào tình trạng mất nước. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ dễ dàng rơi vào tình trạng mất nước như:
- Trẻ em: có nhiều yếu tố khiến cho trẻ mất nước như: tiêu chảy, nôn ói hoặc các bệnh lý gây sốt,…. Hơn nữa, trẻ nhỏ không thể nói ra cảm giác khát và không thể tự uống nước.
- Người lớn tuổi: theo thời gian, khả năng dự trữ dịch của cơ thể giảm dần. Đồng thời, cảm giác khát cũng không còn nhạy cảm như thời trẻ. Một số người lớn tuổi mắc các bệnh lý như đái tháo đường hay đang sử dụng một vài loại thuốc. Ngoài ra, có một số người lớn tuổi còn gặp khó khăn trong việc tự uống nước.
- Người mắc các bệnh mãn tính: như đái tháo đường, các bệnh lý của thận, các bệnh lý cần sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh xơ nang, nghiện rượu hoặc các bệnh lý của tuyến thượng thận.
- Người làm việc ngoài trời, đặc biệt trong điều kiện nắng nóng như vận động viên , thợ xây, công nhân…
Cách phòng ngừa tình trạng mất nước
Điều quan trọng nhất để phòng ngừa việc thiếu hụt nước của cơ thể đó là chúng ta phải uống nước thật nhiều, không nhịn khát trong các trường hợp sau đây:
Bệnh nhân tiểu đường
Với bệnh nhân tiểu đường lượng nước nạp vào cơ thể cần nhiều hơn so với người bình thường nhất là vào thời tiết nắng nóng hoặc vận động thể thao toát mồ hôi nhiều.
Sốt, Tiêu chảy, Nôn ói
Với người bệnh bị sốt, tiêu chạy cần được bù nước điện giải có thể sử dụng Oresol theo đúng hướng dẫn ( với trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ). Bên cạnh đó cũng có thể đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để truyền nước hoặc uống thuốc để giảm sốt và giảm nôn ói và tiêu chảy.
Bệnh lý về thận
Nếu như thiếu nước, các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Lượng nước người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Những người có bệnh lý về thận cần chú ý quan sát màu sắc nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong để chắc chắn mình đã uống đủ nước. Ngoài các vai trò liên quan đến thận, việc uống đủ nước cũng giúp phòng trừ những nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu như: đau buốt, đái rắt, viêm đường tiểu, nhiễm trùng..
Với những người hoạt động ngoài trời
Sau những giờ lao động căng thẳng ở ngoài trời dẫn đến việc toát ra nhiều mồ hôi. Chúng ta nên uống nhiều nước để đảm bảo được lượng nước trong cơ thể không dẫn đến khát nước, khô họng….
Để đảm bảo được một thể lực tốt cho vận động viên ngoài việc có chế độ ăn dinh dưỡng thì việc uống nhiều nước cũng giúp tăng cường thể lực rất nhiều. Thường thì các vận động viên sẽ nên nạp từ 2 đến 2,5lít nước mỗi ngày tùy vào hoạt động thể chất của ngày hôm đó
Với trẻ nhỏ
Bắt đầu cho trẻ uống với muỗng (khoảng 5ml) 1-5 phút tới khi trẻ không còn nhu cầu. Với trẻ không uống được hoặc trẻ rất nhỏ có thể bổ sung bằng sữa Mẹ.
Với người lớn
Các trường hợp mất nước nhẹ, có thể uống nhiều nước bổ sung. Chú ý khi tiêu chảy, các loại nước trái cây hay nước ngọt nên hạn chế vì có thể làm nặng hơn. Tránh các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, sô-đa… Khi bù dịch cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể là điều rất quan trọng. Nước không phải là một loại vitamin hay khoáng chất, nhưng nó rất quan trọng cho sức khỏe. Vậy nên, việc lựa chọn loại nước nguồn nước cũng cần lưu ý rất nhiều.
Nguồn nước như thế nào là an toàn cho sức khỏe
Chúng ta luôn biết đến có 3 loại nước phổ biến mà chúng ta sử dụng thường ngày như nước máy đun sôi để nguội, nước đóng chai tinh khiết và nước được lọc hệ thống lọc nước. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ về thành phần của từng loại nước để đảm bảo nước sử dụng luôn đảm bảo an toàn nhé.
Nước máy đun sôi để nguội
Nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, khi đun sôi nước các vi sinh vật trong nước, trứng giun chết đi bị phân hủy thành chất hữu cơ và trở thành thức ăn cho vi sinh vật xâm nhập vào. Tuy nhiên, nước đun sôi không lọc được kim loại nặng và các chất hữu cơ có trong nước như thuốc bảo vệ thực vật, …
Đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.
Lưu ý, việc nước được đun sôi để nguội mà không có thông qua việc lọc rất dễ xót lại những cặn sỏi trong nước và rất dễ gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Nước khoáng, tinh khiết đóng chai
Hiện nhiều gia đình có thói quen uống nước khoáng, nước tinh khiết thay cho nước đun sôi. Thế nhưng, việc sử dụng nước khoáng không thương hiệu còn có khả năng nước bị nhiễm hạt vi nhựa do việc tái sử dụng nhiều lần và quy trình không đảm bảo an toàn.
♥ Có thể bạn quan tâm:
- Chọn máy lọc nước cho gia đình loại nào tốt nhất?
- Sự thật : Nước ion kiềm có thật sự tốt cho trẻ em không?
Nước được lọc từ hệ thống lọc hiện đại
Hiện nay Máy lọc nước Ion kiềm là sản phẩm đang được rất nhiều gia đình săn đón không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn Thế Giới. Máy không chỉ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi rút, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng mà còn tạo ra nguồn nước quý.
- Nước ion kiềm có tác dụng loại bỏ gốc tự do và chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa, phòng chống và hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến axit như: gout, cao huyết áp, đau dạ dày, trào ngược axit, rối loạn tiêu hóa,…
- Cấu tạo bởi những phân tử nước siêu nhỏ giúp thẩm thấu nhanh vào tế bào cơ thể, có tác dụng bù nước nhanh chóng, bổ sung hiệu quả lượng nước mất đi, mang lại cảm giác tỉnh táo, sảng khoái và căng tràn năng lượng.
- Nước điện giải ion kiềm bảo toàn các vi khoáng tự nhiên trong nước như Mg, Fe, Na, K, Ca, Zn,… ở mức độ tối ưu nhất. Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, xây dựng các mô trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
- Sử dụng rất tốt trong nấu nướng và chế biến thực phẩm, làm tăng hương vị thức ăn…
Qua bài viết trên, Thiên An hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nước và những nguyên nhân gây mất nước của cơ thể và cách phòng ngừa. Nếu bạn những thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ trực tiếp. Thiên An sẵn sàng lắng nghe và cùng đồng hành chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: maylocnuocthienan.com | baohanhkangen.com
- Tổng đài tư vấn: 0938. 003.767
- Showroom: 22 Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Mở cửa: 8h30 – 17h30 (Thứ 2 – Thứ 7