Uống nước mía có tốt không? 7 công dụng của nước mía với sức khỏe

Uong nuoc mia co tot khong 7 cong dung cua nuoc mia voi suc khoe 3 800x418 1 1

Nước mía có vị ngọt, lại càng trở nên thơm ngon khi được kết hợp với tắc, dứa hoặc bất kì hương vị của một loại trái cây nào đó phù hợp. Vậy uống nước mía có tốt như bạn tưởng không? Hãy cùng Thiên An tìm hiểu rõ hơn về công dụng của nước mía với sức khỏe ra sao nhé!

 

» Xem thêm:


1. Nước mía là gì? Thành phần dinh dưỡng trong nước mía

Nước mía là gì?

Nước mía là một loại nước ép được tạo ra bằng cách ép cây mía (sau khi gọt vỏ). Loại đồ uống này phổ biến ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh và tiểu lục địa Ấn Độ.

Nước mía không phải là đường nguyên chất, vì nó chứa khoảng 70 – 75% nước, 10 – 15% chất xơ và 13 – 15% đường ở dạng sucrose (cấu trúc giống như đường ăn).

Nước mía có giá thành rẻ và có tác dụng giải nhiệt nên rất hay được sử dụng vào mùa hè hoặc khi thời tiết oi bức. Hơn nữa, người ta cũng có thể ép mía cùng với một loại trái cây khác như tắc, cam, dứa,… để tạo ra hương vị đặc biệt.

Không những thế, nước mía còn được sử dụng để chế biến ra thành đường mía, đường nâu, mật mía, thậm chí cả đường thốt nốt và rượu rum. Ở Brazil, nước mía sẽ được lên men và dùng làm ra một loại rượu – gọi là cachaça.

 

 

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Nước mía chứa nhiều đường, chất xơ cùng với hàm lượng vitamin và khoáng chất đáng kể. Ngoài ra, nó còn chứa thêm các chất chống oxy hóa như phenolic và flavonoid có lợi cho sức khỏe.

Trung bình mỗi cốc khoảng 240ml nước mía gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 183 calo
  • Đường: 50gr
  • Chất xơ: dao động từ 0 – 13gr

Có thể thấy chỉ 1 cốc (240ml) nước mía tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường. Nước mía là loại đồ uống có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng vẫn tồn tại tổng lượng đường huyết cao (GL), đồng nghĩa với việc nước mía sẽ tác động rất lớn đến hàm lượng đường trong máu của người dùng.

 

 

2. Uống nước mía có tốt không? Công dụng của nước mía

Nhìn chung, việc uống nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn sử dụng với liều lượng phù hợp. Chẳng hạn, một số công dụng nổi bật mà nước mía mang lại cho người dùng như sau:

Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Nước mía giúp cho cơ thể cảm thấy khỏe hơn nhờ tiếp thêm phần năng lượng trong thời gian ngắn. Đồng thời, khi uống nước ép này còn giúp cho cơ thể tránh được tình trạng mất nước vì các loại đường trong mía sẽ được hấp thụ dễ dàng, giúp lượng đường tăng tự nhiên trong cơ thể.

 

 

Tăng cường chức năng gan

Khi gan hoạt động không tốt sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật, ở tình trạng nhẹ sẽ gây ra bệnh vàng da thường gặp ở nhiều người. Nước mía có khả năng duy trì nồng độ glucose, hỗ trợ giảm nhẹ một số bệnh liên quan đến gan như vàng da và giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng.

Hơn nữa, nước mía còn cung cấp thêm một số chất điện giải như kali ngăn chặn trường hợp gan hoạt động quá sức.

 

 

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Nước mía có tính kiềm vì chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kali, mangan và magie. Ngoài ra, nó cũng chứa hợp chất flavonoid có đặc tính chống oxy hóa cao nên có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, như ung thư vú và tuyến tiền liệt.

 

 

Giảm bệnh tiểu đường

Như Thiên An đã chia sẻ phía trên, nước mía chứa rất nhiều đường nên làm nhiều người e ngại khi dùng loại đồ uống này.

Thế nhưng, nếu sử dụng với một liều lượng phù hợp, nước mía còn có thể mang lại hiệu quả cho những người bị tiểu đường vì loại đồ uống này vốn nằm trong danh sách thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

 

 

Giúp thanh lọc thận

Nước mía hầu như không chứa bất kì chất béo nào và ít natri nên có thể duy trì sức khỏe của thận, nhờ đó mà cơ thể thanh lọc được nhiều độc tố và cải thiện sức khỏe tổng thể.

 

 

Làm đẹp da

Nước mía chứa axit alpha hydroxyl (viết tắt là AHA) có khả năng duy trì sức khỏe làn da, chống lão hóa, ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện và dưỡng ẩm cho da. Vì thế, nếu uống nước mía với lượng vừa phải bạn sẽ có làn da khỏe mạnh và trẻ đẹp.

 

 

Cải thiện mùi hôi răng miệng

Vì chứa nhiều chất khoáng phốt pho và canxi, nước mía còn hỗ trợ củng cố men răng và khắc phục được chứng hôi răng miệng do thiết hụt hai chất dinh dưỡng này.

 

 

3. Lưu ý khi sử dụng nước mía

Nhìn chung, nước mía không chỉ là loại đồ uống giải khát ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn sử dụng với hàm lượng vừa phải. Vì thế hãy lưu ý thêm một số vấn đề mà Điện máy XANH xin nhắc nhở như sau:

  • Không nên để nước mía quá lâu bên ngoài hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp, vì môi trường của nước mía khiến cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, gây nhiễm khuẩn thực phẩm.
  • Tránh mua nước mía ở những nơi không đảm bảo vệ sinh vì dễ làm cho cơ thể bị tiêu chảy hoặc bệnh Chagas.
  • Tránh uống nước mía để ở nhiệt độ phòng quá 15 phút vì khoảng thời gian ấy rất có thể vi khuẩn đã phát triển, làm ảnh hưởng đến ruột và dạ dày của người uống.
  • Tránh uống quá nhiều nước mía, chỉ nên uống mỗi ly (dưới 240ml) nước mía mỗi ngày.

 

 

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết được việc uống nước mía có tốt không? 7 công dụng của nước mía với sức khỏe ra sao rồi nhé!

 

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nguồn Wikipedia và Healthline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0938003767
Nhắn tin qua Facebook Zalo:0938003767