Mục lục
Nước rửa rau quả có thật sự hiểu quả ? Nước rửa thực phẩm thông dụng không có khả năng bóc tách thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản trên bề mặt rau, quả và các loại hạt được sử dụng thường xuyên như rau xà lách, xà lách xoong, rau muống.
Thực trạng sử dụng nước rửa rau quả hiện nay
Tất cả rau củ quả dù được mua ở chợ, siêu thị, thậm chí là các cửa hàng nhập khẩu đều cần được rửa sạch. Bởi vì trước khi đến tay người tiêu dùng, các loại rau quả này được truyền qua tay của nhiều người. Bàn tay con người là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi như vi khuẩn Escherichi Coli, trực khuẩn gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt. Nguy hiểm hơn, các loại rau quả hiện nay còn tồn dư lượng lớn thuốc trừ sâu sau khi thu hoạch.
Theo Tiến sĩ Cao Thị Hậu, chuyên gia dinh dưỡng, để không bị sâu phá hại và đạt năng suất cao, nhiều người nông dân đã lạm dụng phân bón hoá học hoặc phun thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch. Đáng quan ngại hơn, một số loại rau củ quả được trồng tại những vùng đất bị ô nhiễm nặng, tưới phân tươi hay nước thải bẩn cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng thường sử dụng các loại nước rửa rau quả. Hiện nay, trên thị trường có hàng chục loại nước rửa rau đóng chai từ trong nước và cả nước ngoài, một số thương hiệu tiêu biểu như Dr. Fuji, Resparkle, Sagen… Vậy câu hỏi được đặt ra là: Các loại nước rửa rau quả có thực sự an toàn và hiệu quả?
Thí nghiệm kiểm tra hiệu quả của nước rửa rau
Các loại rau quả chưa hơn 92.3% các ký sinh trùng
Với thí nghiệm nước rửa rau quả của các chuyên gia ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, mẫu thí nghiệm là các loại rau phổ biến thường được tiêu thụ nhiều nhất gồm: rau xà lách, rau đắng, xà lách xoong, rau muống, rau má, các loại rau thơm gia vị như tía tô, húng quế…
Trước khi đưa rửa sạch bằng nước máy vòi và nước rửa rau quả chuyên dụng, các chuyên gia đã đưa vào máy phân tích thí nghiệm và kết quả là: Các loại rau như xà lách xoong, rau má bị nhiễm ký sinh trùng lên đến 100%. Còn các loại rau như rau xà lách, rau muống, rau thơm gia vị thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng từ 92.3%.
Sau đó, các loại rau trên được đưa vào thực hiện rửa sạch 3 lần bằng nước sạch và nước rửa rau quả chuyên dụng rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy rằng: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng xuống mức ở mức 51,9-82,6%.
Không ít trường hợp có quan điểm rằng: luộc, tráng rau quả qua nước sôi sẽ loại bỏ được các vi khuẩn và ký sinh trùng. Tuy nhiên, Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết: Phương pháp này chỉ có tác dụng đảm bảo vệ sinh, còn các loại vitamin có lợi, các khoáng chất chứa trong rau quả sẽ bị loại trừ.
Lý giải tại sao nước rửa rau quả không làm sạch rau tuyệt đối
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT), hiện nay, trong các loại rau củ quả luôn tồn dư các hóa chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu và trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại, thuốc kích thích, chất bảo quản. Mặc dù Bộ NN&PTNT đã đề ra những quy định sử dụng các loại thuốc độc hại trên, nhưng hàm lượng các hóa chất độc hại tồn dư vượt quá qui định. Do vậy, thuốc trừ sâu thường thường ngấm sâu vào bên trong và khó có thể loại sạch bằng nước rửa rau quả. Đáng chú ý nhất là, đối với các loại rau quả bị ngấm hóa chất độc hại trong một thời gian quá dài, thì nước rửa rau quả hầu như bị vô hiệu hóa.
Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa Học & Công Nghệ Việt Nam công bố rằng: Không thể có bất kỳ loại tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. Ngoài ra, bác sĩ Hoàng Thị Thúy hà cũng khẳng định là: Chưa có một dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau củ quả và các thực phẩm khác.
Bên cạnh đó, lý do nước rửa rau quả không hiệu quả trong việc làm sạch các chất độc hại vì thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu hóa chất…
Theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội – Bà Nguyễn Thị Hoa cũng phát biểu rằng: các loại nước rửa hoa quả này không phải là thần dược có thể khử được 100% hoá chất độc hại trong rau quả. Không những vậy, khi chúng ta sử các loại nước rửa hoa quả có chứa hương liệu hóa chất, thì vô hình chung, chúng ta đã dung nạp vào cơ thể 2 loại hóa chất: 1 loại hóa chất từ nước rửa hoa quả, 1 loại hóa chất từ các hóa chất bảo vệ thực vật.
Nước rửa rau quả không thật sự hiệu quả
Nước rửa rau an toàn từ thiên nhiên
Trong cuộc sống công nghiệp hối hả, các bà nội trợ thường chọn nước rửa rau đóng chai công nghiệp. Như các phân tích ở bên trên về các loại nước rửa rau này cũng không thật sự hiệu quả và thành phần của các loại nước này cũng toàn là những hóa chất.
Do không tin tưởng vào các loại nước rửa rau đóng chai công nghiệp, nhiều bà nội trợ kỹ tính đã quay về với việc sử dụng các loại nước rửa rau có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe hơn, hạn chế việc sử dụng hóa chất. Một số loại dung dịch để rửa rau có nguồn gốc từ thiên nhiên mà các bà nội trợ vẫn áp dụng từ xưa cho đến nay đó là nước muối, thuốc tím, chanh, giấm, nghệ…
Những dung dịch này rất an toàn với sức khỏe, nhưng đa phần chỉ giúp diệt vi khuẩn, vi trùng mà thôi. Còn để làm giảm bớt lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản còn sót lại trên bề mặt rau củ quả thì chúng ta vẫn phải tốn nhiều công sức hơn đó là xả rau củ quả dưới vòi nước máy thật mạnh và đủ lâu. Tuy nhiên cách làm này lại dễ làm dập nát rau củ quả.
Thật may mắn cho các bà nội trợ Việt Nam, hiện nay đã có một loại nước rửa rau rất an toàn, có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, có khả năng làm sạch các hóa chất độc hại bám trên rau củ quả, mà không làm dập nát rau quả. Đó chính là nước ion kiềm mạnh pH từ 10.0 – 11.5.
Nước ion kiềm mạnh được tạo ra bằng công nghệ điện giải tách ion, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Từ những năm 1970, các bà nội trợ Nhật Bản đã sử dụng nước này để rửa rau sạch hơn và an toàn toàn hơn, và quan trọng là vẫn giữ được độ giòn và tươi ngon của rau củ.
Nước ion kiềm mạnh có tên tiếng Anh là Strong Alkaline ionized water (Nước điện giải ion kiềm mạnh). Nước ion kiềm mạnh (pH 10.0 – 11.5) có khả năng bóc tách thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản trên bề mặt rau, quả và các loại hạt. Nhờ đó mà khi rửa rau bằng nước ion kiềm mạnh sẽ làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản bám trên rau củ quả.
Cách dùng nước ion kiềm mạnh để làm sạch thực phẩm:
- Bước 1: Rửa sạch đất cát, bụi bẩn trên rau, quả bằng nước máy hoặc tốt hơn nữa là nước máy đã qua lọc. Đối với các loại hạt (đậu, ngũ cốc…) thì nên rửa bằng nước máy nhiều lần.
- Bước 2: Ngâm rau, củ, quả và các loại hạt trong nước ion Kiềm mạnh (pH 10.0 – 11.5) với một lượng vừa đủ khoảng 10 – 15 phút để rửa sạch hóa chất, thuốc trừ sâu. Đối với gạo thì chỉ ngâm khoảng 3-5 phút.
- Bước 3: Dùng nước máy để rửa lại lần cuối.