Việc ăn sống hay nấu chín các loại rau có liên quan mật thiết đến chất dinh dưỡng trong rau. Một số loại rau cần được ăn sống để giữ lại vitamin, nhưng một số loại rau nếu ăn sống sẽ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí còn rất dễ ngộ độc. Cùng Thiên An tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải thảo… có chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ phong phú.
Tuy nhiên loại rau này khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. Do đó nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại cho cơ thể.
Vì vậy, các loại rau họ cải cần được nấu chín để loại bỏ các chất có hại.
Những loại rau có chứa nhiều axit oxalic
Các loại rau bina, măng tây, cần tây, rau dền, đậu bắp… đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. Lượng axit oxalic này khi vào đường ruột sẽ kết hợp với Canxi trong đường ruột tạo thành muối Canxi oxalat làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ Canxi trong cơ thể.
Do đó, tốt nhất nên nấu chín những loại rau này để loại trừ nguồn axit có trong đó. Lưu ý, các loại rau bina, măng tây, cần tây, rau dền, đậu bắp… đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao.
Các loại củ
Không nên ăn sống những loại củ như khoai tây, khoai mì… Trong khoai tây có chứa lượng tinh bột lớn, nếu ăn sống sẽ rất khó hấp thụ gây đầy hơi khó tiêu, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn….
Củ khoai mì sống chứa glycoside cyanogen – chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây tử νong. Do đó nên rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn. Sử dụng khoai tây làm món ăn sống sẽ khiến lượng tinh bột trong khoai tây khó hấp thụ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá.
Ngoài ra, củ mã thầy cũng là loại củ nên bỏ vỏ, rửa sạch sau đó xử lý qua bằng nước sôi trước khi ăn. Như thế vừa có thể đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm mà vẫn có thể giữ được nguồn dinh dưỡng của nó.
Một số loại rau thuỷ sinh
Các loại rau thuỷ sinh như rau cần, rau muống, củ ấu,…được trồng ở những vùng nước đầm lầy và thường bị một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Do đó, nếu bạn ăn sống sẽ rất dễ bị loại sán này ký sinh trong người.
Khi chúng đi vào cơ thể chúng ta sẽ ký sinh và sinh sản khiến bạn có cảm giác bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là viêm gan, viêm phổi hay xơ gan khi chúng tấn công các bộ phận này.
Đặc biệt, nếu rau được trồng ở những khu vực ô nhiễm nguồn nước hay không khí chúng sẽ bị nhiễm độc và khi ăn sống bạn sẽ dễ bị ngộ ðộc thực phẩm nghiêm trọng.
Các loại nấm
Không nên ăn sống các loại nấm, đối với các loại này cần được nấu chín lên để hàm lượng kali trong nấm sẽ tăng lên, có lợi cho sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, khi ăn sống nấm, nó có thể sẽ gây ngộ độc nếu bạn chọn nấm không cẩn thận, mua phải nấm độc. Nếu chế biến lên chất độc sẽ giảm đi và mức độ ngộ độc sẽ giảm được độ nguy hiểm cho bạn.
Cà chua xanh
Cà chua là loại rau quả rất giàu vitamin và bổ dưỡng. Nếu muốn sử dụng cà chua hiệu quả nhất, đặc biệt trên phương diện chống oxy hóa và ngăn chặn ung thư, các bệnh mạn tính thì bạn nên nấu chín cà chua.
Vì khi ăn sống bạn sẽ không hấp thụ được chất chống oxy hóa có trong cà chua.
Nếu ăn cà chua xanh sống thì không những bị ngộ độc mà nguy cơ đe dọa tính mạng của bạn là rất cao. Vì trong cà chua xanh có chứa lượng độc tố rất lớn, nó có thể gây tử vong cho bạn khi lượng độc tố trong cơ thể vượt quá mức cho phép.
» Xem thêm:
Hi vọng với những thông tin sẽ giúp ích cho bạn để phòng tránh và đảm bảo sức khỏe của mình và người thân nhé!
Pingback: 6 loại thực phẩm nên ăn vào buổi tối tốt cho sức khỏe, giúp giảm cân, dưỡng da
Pingback: Cách trồng 8 loại cây gia vị trong bếp, ăn thoải mái, hết lại tự lên siêu đơn giản
Pingback: 5 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe và các món ăn ngon
Pingback: Ăn chay là gì? Lợi ích của việc ăn chay khiến bạn bất ngờ
Pingback: Đường tinh luyện là gì? Tác hại của đường tinh luyện đối với sức khỏe
Pingback: Pha nước ngọt với bia, rượu cho dễ uống, nên hay không nên?
Pingback: Tác dụng của rau cần tây và các món ăn từ rau cần tây
Pingback: Vitamin B2 là gì? Công dụng và các thực phẩm giàu vitamin B2